Aleksandr Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: Александр Сергеевич Пушкин; 1799 – 1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.
Chuyện tình Puskin - Natalia: Những điều chưa biết
Spoiler:
Những năm đầu tiên trong cuộc sống gia đình của Puskin trôi qua như một giấc mộng. Công bằng mà nói, Natalia quả thực là đệ nhất mỹ nhân hồi ấy. Tất cả những hoạ phẩm từ thời đấy cho đến hôm nay đều có thể khiến chúng ta phải trầm trồ trước nhan sắc của Natalia.
Đại thi hào Puskin
“Giá có thể bàn tay liều lĩnh Ngực tròn vuốt nhẹ cuồng si... Ảo mộng cả, làm sao ta dám Bước chân vào vực biển ngầu mê… “
Năm 1983, mới 14 tuổi, cậu học trò trung học Aleksandr Puskin đã viết như thế tặng cô nghệ sĩ nông nô Natalia trong nhà hát tại gia của bá tước Tolstoi ở Hoàng Thôn. Cậu bé rất nhiều tối ngồi xem kịch và mãi không dám chìa nhưng ngón tay run rẩy ra chạm vào váy cô nữ diễn viên yêu kiều. Trở về phòng nội trú trong trường trung học, “giản đơn như phòng tu sĩ”, Puskin đã bị chìm đắm vào nỗi khao khát thèm không thỏa mỹ nhân ngực tròn. Suốt đời, đại thi hào Nga vẫn coi hình mẫu lý tưởng của phái đẹp là những người con gái có bộ ngực tròn căng và đôi bàn chân nhỏ nhắn. Cuộc đời thật lạ lùng, 15 năm sau bài thơ gần như đầu tay trên, Puskin, lúc này đã đủ kinh nghiệm sống để lập gia đình, bất ngờ trong một đêm dạ hội mùa đông gặp một thiếu nữ 16 tuổi, cũng mang cái tên giống cô nông nô nghệ sĩ từng ám ảnh anh suốt buổi thiếu thời. Đó là Natalia Gontsarova, sinh đúng một ngày sau trận đánh Borodino lừng danh: ngày 28/8/1812. Cô gái dáng người thanh mảnh, cao ráo, ngực tròn căng sự sống. Lớn lên ở trang trại nông thôn, trong không khí trong lành, Natalia đã trở thành một biểu tượng tuyệt vời cho nhan sắc Nga tràn trề sự sống. Puskin cảm thấy mình như bị sét đánh và ngay lập tức tìm cách để cầu hôn. Một công việc đã không dễ dàng gì vì mẹ của Natalia mãi không chịu gật đầu với nhà thơ, danh tiếng nhưng không phải một quý ông nhiều phần giàu có. Theo bà, Natalia lúc đó còn quá trẻ, cô là út trong số 3 người con gái của bà. Hơn nữa một cô gái như thế hoàn toàn có thể đợi một vị hôn phu quyền quý hơn là một thi sĩ. Thêm vào đó, bà cũng không muốn gả con gái khi gia đình chưa tích góp được tiền sắm của hồi môn cho cô. Cầu hôn một lần không xong. Puskin lại đi cầu hôn thêm lần nữa và không ngần ngại đặt luôn trang trại mà cha dành cho anh để đưa tiền cho bà nhạc tương lai để mua sắm của hồi môn cho con gái. Việc này rất hiếm xảy ra ở nước Nga Sa hoàng, vì làm như thế Puskin đã đặt tất cả tương lai của mình vào cuộc hôn nhân này: Anh không thể hình dung được cuộc sống vợ chồng mà lại không có Natalia Gontsarova!... “Hoặc em sẽ cưới tôi, hoặc tôi sẽ không bao giờ lấy vợ!” - Puskin đã viết cho vị hôn phu tương lai như vậy. “Yêu như lao xuống dòng nước xoáy” (thơ Hồng Thanh Quang) như vậy, ai mà cản được, mặc dù lễ ăn hỏi diễn ra ngày 6/4/1830 nhưng phải tới ngày 18/2/1831, hôn lễ mới được cử hành. Những năm đầu tiên trong cuộc sống gia đình của Puskin trôi qua như một giấc mộng. Công bằng mà nói, Natalia quả thực là đệ nhất mỹ nhân hồi ấy. Tất cả nhưng hoạ phẩm từ thời đấy cho đến hôm nay đều có thể khiến chúng ta phải trầm trồ trước nhan sắc của Natalia: Những đường nét thanh tú cổ điển của khuôn mặt, đôi mắt hơi xếch cực kỳ ăn ý với vòng eo tuyệt mỹ. Có những chứng minh về đôi vai hoàn hảo và chiều cao của Natalia: Cô cao hơn mức trung bình ngay cả với đàn ông thời đó. Puskin dĩ nhiên là thấp hơn vợ mình. Nhưng là một thi sĩ đầy tự tin, anh không hề mặc cảm về chuyện này mà trái lại, có phần thích thú với cảnh tương phản đó. Thực ra, làm chồng của một mỹ nhân như Natalia không bao giờ là việc hoàn toàn dễ chịu, phải đối mặt với quá nhiều ghen tỵ và nhưng mưu toan tước đoạt dù chỉ tạm thời, rất kín đáo. Cho tới ngày hôm nay vẫn giữ được một tờ tạp chí chép tay có cái tên "Momus", xuất hiện năm 1831. Đó là tờ tạp chí của một số sinh viên Đại học tổng hợp Moskva, trong đó có một người mê Natalia Gontsarova. Một sinh viên đã chép vào đó bài thơ về cô và Puskin một tháng rưỡi trước khi nhà thơ làm đám cưới: “Nàng bỏ tôi đi theo kẻ khác, Kẻ khác ghì chặt nàng vào ngực. Ôi dĩ vãng làm sao về lại, Trả cho tôi hạnh phúc tàn phai! Không, không thể! Trời ơi! Trời hỡi! Số phận nàng không gắn cùng tôi. Kẻ khác ở trên giường hôn lễ Tháo ngực tròn khỏi nhưng hồ nghi. Và trong phút tràn trề vui sướng Đôi tay trần nàng sẽ ghì mê Trong náo nức và trong rát bỏng Nàng gọi tên kẻ khác cuồng si. Tôi là chi? tôi chỉ là tro bụi, Chẳng bao giờ nàng sẽ cùng tôi…" Như người khác đã nói, lắm khi rất ngẫu nhiên thôi, hoan lạc của người này là sự đau đớn tái tê lòng của người khác. Là một thi sĩ, Puskin hiểu điều đó nhưng rõ ràng anh không bao giờ tình nguyện trao niềm hạnh phúc mà anh cho là duy nhất của anh cho những kẻ si mê vợ ạnh.
Làm vợ Puskin chỉ được vài năm, Natalia trở thành mẹ của bốn đứa con. Gần như năm nào cô cũng có mang. Tuy nhiên, không vì thế mà thân hình tuyệt mỹ của cô bị ảnh hưởng đáng kể (Natalia không trực tiếp cho con bú mà nhờ các vú em nuôi hộ bằng sữa của họ).
Và bởi vậy các trang phục dạ hội vẫn lộng lẫy hiện diện trên người Natalia một cách ổn thoả và vẫn làm cho những nam nhi sáng giá nhất trong giới quý tộc Nga phải rung động. Năm 1831, bá tước Vladimir Sollogub ghi lại ấn tượng của mình khi đến chơi nhà Puskin trong một ngày cuối thu đầu đông: “Cha tôi đưa tôi tới chơi nhà Puskin – nhà thơ sống trong một ngôi nhà khiêm nhường; chủ nhân ông đi vắng nên tiếp chúng tôi là người vợ mỹ nhân của nhà thơ.
Tôi đã nhìn trong đời mình vô số phụ nữ đẹp, có nhưng người còn rạng ngời hơn cả vợ Puskin, nhưng tôi chưa bao giờ thấy ai kết hợp được trong mình sự hoàn mỹ của nhưng nét mặt cổ điển với thân hình như thế…
Vóc dáng cao ráo, eo thon không thể nào tưởng tượng được, vai rộng và ngực căng tròn, mái đầu bé bỏng của nàng như bông hoa huệ trên cành, chuyển động ngoạn mục và duyên dáng trên cái cổ thon dài; tôi chưa bao giờ được nhìn thấy một dáng người hoàn mỹ đến thế. Rồi cả làn da, đôi mắt, hàm răng, đôi tai nữa... Đúng, đó thực sự là một người phụ nữ đẹp và không ngẫu nhiên mà tất cả các mỹ nhân khác đều trở nên mờ nhạt đi mỗi khi nàng xuất hiện”.
Thậm chí cả nhưng thượng khách từ Châu Âu sang cũng ngạc nhiên vui sướng. Mùa thu năm 1833, F. Lans, một quý ông người Đức vừa sang Nga và được dịp trông thấy vợ của nhà thơ Nga, đã viết: ”Bất thình lình, tôi sẽ không bao giờ quên cảnh này, một người phụ nữ bước vào, thanh mảnh như cây cọ. Nàng gợi cho tôi nhớ đến pho tượng mỹ nữ trong Viện bảo tàng Louvre”.
Nhưng bức ký hoạ mà Puskin đã từng vẽ vợ mình còn lưu giữ cho đến ngày hôm nay cũng cho thấy, nhà thơ luôn luôn chú trọng tô đậm thân hình cao ráo và bộ ngực tròn căng của vợ mình. Cũng bá tước V. Sollogub viết về tình yêu dành cho vợ Puskin: “Tôi ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy đã phải lòng nàng. Cũng cần phải nói rằng ở Saint Petersburg hồi ấy, gần như không có một chàng trai nào lại không thầm yêu trộm nhớ vợ Puskin. Nhan sắc rạng rỡ của nàng nằm bên cạnh cái họ thi nhân là cho tất cả quay cuồng chóng mặt. Tôi biết rất nhiều chàng trai tự tin rằng họ đã phải lòng vợ Puskin nhưng không chỉ không hề quen nàng mà thậm chí còn chưa nhìn thấy nàng bao giờ…”. Đã có những chàng trai vì mê Natalia mà viết cả cuốn tiểu thuyết về mối tình và cuộc hôn nhân của nàng và Puskin.
Không chỉ những chàng trai mà ngay cả các trưởng lão cũng thầm yêu trộm nhớ vợ Puskin. Thí dụ công tước N. B. Yusypov. Vị trọng thần này luôn háo hức ca tụng nhan sắc của Natalia. Thậm chí ngay cả các cậu thiếu niên cũng không ít người phải lòng nàng. Bản thân Sa hoàng Nikolai Đệ nhất cũng không hoàn toàn dửng dưng trước Natalia. Theo lời kể của chính Puskin, Sa hoàng đã như một cậu sĩ quan trẻ tán tỉnh vợ anh, sáng ra cố tình đi qua tư gia của nhà thơ để tối đến, trong dạ hội, láu lỉnh hỏi tại sao nàng lại không đóng rèm cửa như thế…
Trong thời Puskin sống, những chuyện phải lòng như thế cũng không phải là chuyện gì ghê gớm trong giới thượng lưu. Puskin không ghen với nhưng người hâm mộ vợ mình khi mọi chuyện chỉ là “kính nhi viễn chi”. Bản thân nhà thơ, như mọi khi nhà thơ ở mọi thời và mọi nơi, có lẽ cũng không phải người “chay tịnh” gì. (tuyệt đại đa số những bài thơ tình hay nhất của anh đều được viết từ nguồn cảm hứng xuất hiện nhờ những mỹ nhân không phải vợ anh).
Puskin còn có phần cảm thấy thích thú khi người vợ trẻ nhưng đã có 4 đứa con của mình vẫn được sùng tín đến thế. Trong một lá thư gửi Natalia, Puskin viết: “Hãy cứ mãi thanh xuân, vì em còn trẻ và chỉ vì vì em tuyệt mỹ!... Anh yêu tâm hồn của em còn hơn gương mặt của em… “.
Mọi chuyện chỉ trở nên rối rắm khi xuất hiện Dantes. Những cử chỉ sùng tín của Dantes đối với Natalia công khai và khiêu khích tới mức, là một trang nam nhi đích thực, Puskin đã không thể không gọi anh chàng này ra đấu súng. Và kết cục cuộc đấu súng đó hầu như tất cả đều rõ: Puskin trúng đạn và qua đời ngày 10/2/1837, sau 6 năm làm chồng Natalia. Khi đó, đại thi hào nước Nga mới 38 tuổi và vợ anh ở tuổi 24. Trước khi diễn ra cuộc đấu súng định mệnh đó, Puskin đã viết di chúc, trong đó cho phép vợ mình chỉ phải để tang trong hai năm, rồi sau đó có thể đi bước nữa, nhưng phải lấy một người đàn ông tốt làm chồng.
Trở thành bà goá phụ ở lứa tuổi quá trẻ trung như vậy, lại với bốn đứa con nhỏ, cô con gái lớn nhất mới 5 tuổi, còn cô con gái út mới được 8 tháng tuổi, Natalia chắc hẳn phải mất rất nhiều tâm lực mới nuôi nấng các con mình trưởng thành (khi đó, ở nước Nga Sa hoàng, tỷ lệ trẻ chết yểu cực kỳ cao!). Trong suốt 7 năm liền sau khi Puskin mất, Natalia vẫn kiên trì ở vậy mặc dù không ít người sáng giá tới cầu hôn với điều kiện sẽ đưa 4 đứa con của Puskin đi học ở các đường công. Natalia đã tuyên bố: “Những ai mà cảm thấy các con của tôi là gánh nặng thì người ấy không thể là chồng tôi được!”.
Mãi tới năm 1844, tới cầu hôn Natalia là một vị tướng đầy từ tâm, P.P. Lanskoi: Ông không chỉ muốn làm chồng Natalia mà còn sẵn sàng giữ vai trò người cha đối với 4 người con của nàng và Puskin. Natalia đã có thêm với vị tướng Lanskoi 3 cô con gái nữa. Cả 7 người con đều rất kính yêu mẹ mình và trong bức thư gửi bà, tướng Lanskoi có lần đã gọi bà là “nữ giám đốc trại trẻ”… Tới cuối những năm 1840, Natalia dần dà trở nên gầy yếu. Thậm chí bà còn hút thuốc lá nữa. Măc cảm tội lỗi trước cái chết “bất đắc kỳ tử” của đại văn hào khiến bà không thể yên ổn sống. Những đứa con không còn thấy mẹ mình vui vẻ nữa cho đến cuối đời bà! Natalia đã từ giã cõi trần vào tháng 11/1863, ở tuổi 51.
Я вас любил: любовь еще, быть может, В душе моей угасла не совсем; Но пусть она вас больше не тревожит; Я не хочу печалить вас ничем. Я вас любил безмолвно, безнадежно, То робостью, то ревностью томим; Я вас любил так искренно, так нежно, Как дай вам бог любимой быть другим.
(Bản dịch thơ của Thúy Toàn)
Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng, Lúc rụt rè, lúc hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
Và 3 bản dịch tiếng Anh I LOVED YOU.
I loved you, and I probably still do, And for awhile the feeling may remain; But let my love no longer trouble you, I do not wish to cause you any pain. I loved you; and the hopelessness I knew, The jealousy, the shyness -- though in vain -- Made up a love so tender and so true As may God grant you to be loved again.
Pushkin _ 1829
I LOVED YOU.
I loved you; and the feeling, why deceive you, May not be quite extinct within me yet; But do not let it any longer grieve you; I would not ever have you grieve or fret. I loved you not with words or hope, but merely By turns with bashful and with jealous pain; I loved you as devotedly, as dearly As may God grant you to be loved again.
I loved you Pushkin
Even now I may confess, Some embers of my love their fire retain; But do not let it cause you more distress, I do not want to sadden you again. Hopeless and tongue-tied, yet I loved you dearly With pangs the jealous and the timid know; So tenderly I loved you, so sincerely, I pray God grant another love you so.
Унылая пора! Очей очарованье! Приятна мне твоя прощальная краса — Люблю я пышное природы увяданье, В багрец и в золото одетые леса, В их сенях ветра шум и свежее дыханье, И мглой волнистою покрыты небеса, И редкий солнца луч, и первые морозы, И отдаленные седой зимы угрозы.
Thu vàng (Người dịch: Hồ Quốc Vĩ)
Thu buồn, - cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ.
Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai.
Bản này có trong “Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm - Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999”
Я ПОМНЮ ЧУДНОЕ МГНОВЕНЬЕ (Tôi nhớ mãi phút giây huyền diệu) А.С. Пушкин Я помню чудное мгновенье: Передо мной явилась ты, Как мимолетное виденье, Как гений чистой красоты. В томленьях грусти безнадежной, В тревогах шумной суеты, Звучал мне долго голос нежный И снились милые черты. Шли годы. Бурь порыв мятежный Рассеял прежние мечты, И я забыл твой голос нежный, Твои небесные черты. В глуши, во мраке заточенья Тянулись тихо дни мои Без божества, без вдохновенья, Без слез, без жизни, без любви. Душе настало пробужденье: И вот опять явилась ты, Как мимолетное виденье, Как гений чистой красоты. И сердце бьется в упоенье, И для него воскресли вновь И божество, и вдохновенье, И жизнь, и слезы, и любовь.
Puskin 1825
Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu
Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu Trước mắt anh, em bỗng hiện lên Như hư ảnh mong manh vụt biến Như thiên thần sắc đẹp trắng trong. Giữa day dứt sầu đau tuyệt vọng Giữa ồn ào xáo động buồn lo Tiếng em nói bên tai anh văng vẳng Bóng dáng em, anh gặp lại trong mơ. Tháng ngày qua những cơn gió bụi Đã xua tan mộng đẹp tuổi thơ Lãng quên rồi giọng em hiền dịu Nhoà tan rồi bóng dáng nguy nga. Giữa cô quạnh, âm u tù hãm Dòng đời trôi quằn quại hắt hiu Chẳng thiên thần, chẳng nguồn cảm xúc Chẳng đời, chẳng lệ, chẳng tình yêu. Cả hồn anh bỗng bừng bừng tỉnh giấc Trước mắt anh, em lại hiện lên Như hư ảnh mong manh vụt biến Như thiên thần sắc đẹp trắng trong. Trái tim lại rộn ràng náo nức Vì trái tim sống dậy đủ điều Cả thiên thần, cả nguồn cảm xúc Cả đời, cả lệ, cả tình yêu.
О дева-роза, я в оковах; Но не стыжусь твоих оков: Так соловей в кустах лавровых, Пернатый царь лесных певцов, Близ розы гордой и прекрасной В неволе сладостной живет И нежно песни ей поет Во мраке ночи сладострастной.
Bên đoá hồng (Người dịch: Thuý Toàn)
Bên đoá hồng kiêu kỳ Có con chim hoạ mi Loài danh ca sơn cước, Ngọt ngào lên tiếng hót: "Nàng hồng ơi, nàng hồng! Ta trong xiềng trong xích Nhưng lòng ta thoả thích Vì xiềng xích của nàng". Chim hoạ mi hót vang Nhởn nhơ trong nô lệ Trên bụi cành nguyệt quế, Cạnh đoá hồng đẹp xinh Trong bóng đêm hữu tình.
Em cần anh như biển xanh cần sóng. Có mặt biển nào yên lặng được đâu anh. Em yêu anh bởi vì anh là nắng. Có hạt sương nào thiếu nắng lại long lanh.
Em là sương, sương chỉ tan trong nắng. Dẫu chẳng hình hài nắng vẫn đọng lại trong sương. Anh là nắng khi bình minh trở dậy. Mang lửa trời trong ánh sáng ban mai. Em là sương đọng muôn vàn nỗi nhớ. Để tan đi trong những giấc mơ dài. Nhưng vẫn nguyện làm giọt sương mãi mãi. Soi nắng mặt trời mãi mãi chẳng tàn phai. Dẫu bão tố chẳng ra ngoài lòng nắng. Nắng lên rồi xin lại được làm sương. Vũ trụ không gian biến đổi khôn lường. Những buổi sáng có bao giờ bất biến. Những tia nắng không ngừng hiển hiện. Như đêm ngày luân chuyển chẳng chia ly. Mặt trời ơi! Sức nắng diệu kỳ. Đầy sương sớm với tâm hồn nguyên thuỷ. Với năm tháng vẫn quay về bền bỉ. Soi nắng mặt trời như từ kỷ sơ sinh.
Em là sương, sương chỉ tan trong nắng. Nắng vô cùng nhưng đọng lại trong sương. Từ mênh mông tia nắng nhỏ bình thường. Gặp sương sớm bỗng ngời lên lóng lánh. Nếu vì nắng mà lòng sương bớt lạnh. Thì nhờ sương tia nắng mới long lanh. Đáng yêu sao hạt sương nhỏ hiền lành. Từ trong suốt mà làm nên tha thiết. Anh là nắng với sắc tình bất diệt. Mang lửa trời từ những kỷ xa xôi. Về đọng lại trong hạt sương nhỏ em ơi!
Em ơi đã đến lúc rồi Tim anh mong sống một đời yên thân Ngày ngày tiếp nối bay dần Mỗi ngày đem mất một phần đời ta, Hai ta đang sống đây mà… Nhưng như đã chết, thân ra bụi rồi Có đâu hạnh phúc em ơi, Còn chăng yên tĩnh và đời tự do. Từ lâu anh chỉ trông chờ Như người kiệt sức, mong giờ thoát thân Kiếm nơi yên ổn làm ăn Với bao tình cảm trong ngần chở che.
Ước mơ, ước mơ Ngọt ngào em đâủ Em đâu, em đâu Niềm vui đêm tốỉ Sao em đi vội Ôi, giấc mơ tiên? Để anh ở lại Bốn bề màn đêm. Quạnh hiu tỉnh giấc Chăn gối xung quanh Và đêm lặng ngắt Thoắt thôi lạnh mình Thoắt thôi bay mất Bao giấc mơ tình! Nhưng hồn đầy ắp Ước muốn còn xanh Muốn đi đuổi bắt Hoài niệm trong mơ Lời cầu hãy nhận Tình yêu, tình yêu Cho tôi được thấy Giấc mơ hồi nàọ Khi bình minh tới Lòng đầy hân hoan Sẵn sàng tôi chết Trong giấc mộng tình.
Cả hai chúng mình chẳng có lỗi gì đâu. Khi tình yêu đã một lần tan vỡ Đã yêu nhau mà thành dang dở Cả hai chúng mình chẳng có lỗi gì đâu.
Cả hai chúng mình đều có lỗi với nhau Anh đã quên em để mơ hồ kẻ khác Em đã muốn tình ta phai nhạt Đâu ngờ còn lại vết thương đau.
Nhức nhối nhiều bởi đã rất từ lâu Trái tim ai lại bắt đầu nồng cháy Anh muốn yêu em như ngày xưa ấy Đổ vỡ rồi đâu còn được lành nguyên Em biết anh đã qua nhiều day dứt Anh buồn, em buồn còn nhiều hơn.
Trước em buồn vì đã để mất anh Nay em buồn vì anh khơi chuyện cũ Sao lấy lại một niềm tin sụp đổ Hãy quên và đừng nói yêu em.
Con chim họa mi và nhành hồng (1827) – Puskin Thúy toàn dịch
Giữa vườn xuân bóng đêm tịch mịch Chim họa mi thánh thót bên nhành hồng Nhưng đóa hồng kia chẳng chút động lòng, Mà lặng lẽ đung đưa rồi thiếp giấc, Bản tình ca vẫn du dương và réo rắt.
Vì sắc đẹp lạnh lung ngươi hát làm chi ? Hỡi, thi nhân , hãy mau tỉnh dậy đi ! Uổng công thôi, ngươi nhìn thấy đấy : Nó mơn mởn sắc hương lộng lẫy Nhưng chẳng chút gì xúc động cảm rung; Nó làm ngơ chẳng đáp lại tiếng lòng.
Vĩnh biệt lá thư tình ! Thôi vĩnh biệt : Ý nàng đây, sao ta mãi phân vân ? Bàn tay ta sao mãi chẳng muốn buông Niềm vui sướng của ta cho ngọn lửa… Nhưng đủ rồi ! Phân vân làm chi nữa Cháy đi thôi thư ấp ủ yêu đương ! Lòng ta yên rồi chẳng chút vấn vương Này ngọn lửa tham tàn đang sắp cuốn Những trang giấy thư em… xin chút gượm ! Bốc lửa rồi ! Làn khói nhẹ vẩn vơ Tan nhòa cùng lời cầu nguyện của ta Hình chiếc nhẫn ước thề trên xi gắn Đã biến mất, xi chảy sôi… Ôi thần thánh ! Thế là xong ! than giấy mỏng cuộn tròn, Trên tàn than trắng đâu nét thiêng liêng… Cả lồng ngực của ta dường thắt lại Hãy lưu mãi giữa lòng ta quằn quại, Hỡi niềm vui chua xót của đời ta, Cuộc đời buồn, ôi thân thiết tàn tro.
Xuân diệu dịch
Thôi từ biệt, lá thư của tình yêu, từ biệt Nàng đã muốn. Sao ta còn luyến tiếc ! Sao bàn tay mãi chẳng chịu buông ra Cho lửa thiêu những niềm vui sướng của ta Nhưng đã đủ. Hỡi tình thư, bốc cháy ! Tâm hồn ta không còn nghe chẳng thấy Ngọn lửa than đã nhận bức thư em… Gượm chút nào. Một làn khói nhẹ êm Quằn quại, tan đi với lời ta cầu khẩn Vết si chảy sùi lên tan hình chiếc nhẫn Ôi đất trời, tất cả thế là xong Những trang giấy đen còn hãy quăn cong Tàn mỏng manh còn ghi trăng trắng chữ. Lòng thắt lại. Tàn thân yêu quí hỡi Một niềm vui nghèo cực xót xa Còn lại đời đời trên ngực với ta
Những dòng thơ viết trong đêm không ngủ (1830) – Puskin Thúy toàn dịch
Tôi thao thức nến đèn tắt cả; Mộng buồn tênh, tăm tối khắp nơi Chỉ có tiếng đồng hồ cô lẻ Vẳng đều đều bên cạnh giường tôi. Tiếng chuyện phiếm các nàng tiên nữ, Tiếng bước đời chuột xám chạy qua Tiếng xao xuyến đêm dài thiếp ngủ… Cớ sao người day dứt lòng ta, Có nghĩa gì tiếng thì thào tẻ ngắt ? Lời than vãn hay là lời trách móc Của một ngày ta đã bỏ trôi qua ? Hay là ngươi muốn đòi hỏi gì ta Ngươi gọi ta hay là ngươi báo mệnh ? Ta muốn hiểu được ngươi cho tường tận, Ta muốn dò tìm ý nghĩa trong ngươi…
Tu viện trên đỉnh núi (1829) – Puskin Thúy toàn dịch
Núi giữa núi riêng ngươi cao nhất, Đỉnh hùng vĩ của ngươi, ka zơ bêch, Tỏa hào quang chói lọi muôn đời. Như con thuyền bơi giữa lưng trời Tu viện của ngươi nằm trong mây khói ẩn hiện trên đỉnh núi chơi vơi.
Ôi chốn xa xăm lòng hằng ao ước ! Giá được lên trên đỉnh tự do kia, Gửi gắm lại một lời từ biệt Với khe ngàn tù túng giam ta ! Lên tăng phòng trong tu viện mây nhòa. Bên Thượng đế ta làm người hàng xóm !
Kapkaz dưới chân ta. Một mình ta trên đỉnh Bên vực sâu, trên tuyết trắng mênh mông; Con đại bàng cất bay từ núi thẳm, Ngang cùng ta dừng cánh lặng trong không Từ nơi đây ta thấy nguồn suối chảy Và bước đầu núi sụp lở hãi hùng;
Dưới chân ta mây mù trôi ngoan ngoãn; Qua làn mây thác nước đổ ầm vang; ở tầng dưới đá nhấp nhô tảng tảng; Rồi rêu phong gầy guộc, bụi khô cằn; Rồi đến những rừng cây vòm xanh thắm Nơi chim kêu, nai chạy tung tăng.
Rồi dưới nữa ngươi quây quần trong núi, Đàn cừu lần theo bãi vực phì nhiêu. Chàng mục đồng xuống lũng vui phơi phới, Giữa đôi bờ râm mát Ara reo. Kỵ mã nghèo nương thân trong hang núi Nơi dòng sông Terec dập dìu.
Và dập dìu và réo ầm như mãnh thú Nhốt sau lần cũi sắt thấy mồi ngon. Và trào đập lên bờ hăng vô bổ Sóng đói thèm liêm liếm đá nhô hòn. Vô ích cả ! Không mồi ngon, không lí thú Đá lặng câm kẹp chặt lòng sông.