Hàn Mặc Tử (1912–1940) tên thật Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là Pierre, sinh ở làng Lệ Mỹ, huyện Đồng Lộc, Tỉnh Đồng Hới (nay là Quảng Bình) trong một gia đình công giáo nghèo, cha mất sớm. Thuở nhỏ sống và học tiểu học ở Quy Nhơn, học trung học ở Huế, sau làn ở Sở Đạc Điền, bị thôi việc vì đau ốm. 1934-1935 theo Thúc Tề vào Sài Gòn làm báo (viết báo Công luận, phụ trách trang văn báo Sài Gòn), về sau lại trở ra Quy Nhơn. 1936 bị mắc bệnh phong, phải vào nhà thương Quy Nhơn và qua đời ở đó.
Hàn Mặc Tử làm thơ sớm, 14 tuổi đã làm thơ Đường luật đăng báo với bút danh Minh Duệ Thị. 1930 đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ do một Thi xã tổ chức. Cùng Chế Lan Viên lập trường thơ Loạn, tuyên ngôn là bài Tựa cho tập "Điêu tàn" của Chế Lan Viên. Với các bút danh Phong Trần, Lệ Thanh và cuối cùng là Hàn Mặc Tử, đăng bài trên các báo Phụ nữ tân văn, Tiếng dân, Công luận, Tân thời, Đông Dương tạp chí, Người mới, Trong khuê phòng, Sài Gòn, v.v... Sinh thời Hàn Mặc Tử mới xuất bản được Gái quê (1936).
Tác phẩm: Lệ Thanh thi tập, Gái quê, Đau thương (còn gọi là Thơ điên, gồm các phần: Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng, Hồn điên), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên (gồm 2 vở kịch thơ: Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội (viết dở) và một số bài thơ lẻ), Chơi giữa mùa trăng (thơ, văn xuôi).
Thế giới thơ Hàn Mặc Tử khá phức tạp, trong khoảng hơn 10 năm Hàn Mặc Tử đi từ thơ luật Đường cổ điển qua lãng mạn đến ít nhiều tượng trưng, siêu thực. Tập "Gái quê" và một số bài trong "Đau thương" cảm xúc trong trẻo, lời thơ nhẹ nhàng, tứ thơ bình đị, tình ý nồng nàn rạo rực, nhưng càng về sau này thơ càng kinh dị, huyền bí và đượm màu sắc tôn giáo. Những đau đớn về thể xác về linh hồn để lại những dấu tích rõ rệt trong tác phẩm.
Nguồn: Từ điển văn hoá Việt Nam, NXB Văn Hoá, 1993
Bây giờ chỉ có đôi ta Bao nhiêu tâm sự Hằng Nga biết rồi Thủa nước non đến hồi non nước Sông Hương đành xuôi ngược đông tây Soi lòng chỉ có đám mây Đám mây phú quý những ngày lao đao Sao mặt sông xanh xao ra dáng Sao tình sông lai láng khôn ngăn? Vì ai lắm nỗi chứa chan Hay còn đợi khách quá giang một lần Này thử hỏi thuyền nan thả lá Thuyền ai đây nấn ná bấy lâu? Mặc ai khanh tướng công hầu Không thèm chung đỉnh, lưng bầu gió trăng Sao trời đất đãi đằng ra thế Sao mưa nguồn chớp bể luôn đêm Trong thành yến ẩm vui thêm Tiếng ca lanh lảnh lọt rèm rèm thưa Sông Hương hỡi, xuân vừa tơ liễu Cả trăm hoa hàm tiếu nhởn nhơ Vì đâu nước chảy lững lờ Hay cho thế sự cuộc cờ chiêm bao Ghét xa mã nao nao uốn khúc Giận thời gian những lứa xuân xanh Nhà ai khiêu vũ năm canh Hơi men sực nức dưới thành đô xưa Sao tức tối trôi bừa đi mãi Chẳng buồn nghe cô lái thở than “Thuyền em đậu bến Hương Giang Chờ người quân tử lỡ làng tình duyên” Thuyền lặng lẽ nằm yên với bóng Nước sống xuôi dợn sóng bến thuyền Trong thành ngủ chết con đen Khoá xuân bỏ lỏng đến then chẳng gài Hãy trông thử đền đài dinh thự Dấu xưa, xưa tình tứ làm sao Ô hay! Sóng chảy dạt dào Chiếc thuyền vô định lạc vào bến mê Sao trai gái đi về trong mộng Mà sông Hương chẳng động niềm riêng Trong thành để lạnh hương nguyền Tiếng gà gáy nguyệt láng giềng còn say.
Nguồn: Hàn Mặc Tử trong riêng tư, Nguyễn Bá Tín, NXB Hội Nhà Văn, 1994.
A! Huyền diệu! Huyền diệu! A! Huyền diệu Anh ánh lên cho nguồn sáng trong xanh Đây là Trăng? Thanh thuỷ đặc như tình Đây là Nước? Bờ hồn không dậy sóng… Là đàn phách của muôn dây đồng vọng Vườn chiêm bao mê luyến cả thần kinh Nào cuồng lên cho đến máu trong mình Xao xuyến mãi, chảy tràn ra những ý… Đây là ngọc, đầy hương hoa kỳ dị Ứ bao lời tình tứ của đôi ta… Không, không đâu! Máu với lệ chan hòa Thành ra nghĩa biệt ly từ kiếp trước Đây dòng chữ nửa hư nửa thực Lời nao nao như hàng lệ rưng rưng. Tình đã húp, sao ý vẫn còn sưng. Sao giấy lại tháo mồ hôi ra thế? Nàng hỡi Nàng! Như lòng ta khóc kể Kêu rên nghe buồn chết cả đêm nay Ta muốn nàng ngất lịm ở trong tay Để ta xé bức thư ra vạn mảnh Tung theo gió là Trăng hay hồn lạnh Là nhạc say ngả ngớn giữa nguồn thương Là tình ta còn gì nữa vấn vương Tan thành bọt hư vô như khí hậu Thanh Huy hỡi! Nàng chưa là châu báu Cớ làm sao phước lộc chảy ra thơ Duyên làm sao cho Trí đến dại khờ Mắt mờ lệ ở sau hàng chữ gấm Ta đã nuốt và hình như đã cắn Cả lời thơ cho vãi máu Nàng ra Điên rồi sao? Mê rồi? Hoảng rồi à? Ờ được lắm, lên Trăng chơi một chuyến Nhưng khoan đã, đang say kinh cầu nguyện Cũng đang lần tràng chuỗi hột Từ Bi A, Thanh Huy, A Thanh Huy! Thanh Huy Ta cắp Nàng bay cao hơn tiếng nhạc. Cho Nàng hớp đầy môi, hương khoái lạc Cho hồn nàng dính chặt với hồn ta Tình đôi ta muôn kiếp gỡ không ra.
Chùa không sư tụng cảnh buồn teo Cốt Phật còn đây chuỗi Phật đâu ? Réo rắt cành thông thay kệ đọc Lập loè bóng đóm thế đèn treo Hương sầu khói lạnh nằm ngơ ngác Vách chán đêm suông đứng dãi dầu Rứa cũng trơ gan cùng tuế nguyệt Bên thềm khắc khoải tiếng quyên kêu.
Bài thơ này được Sào Nam Phan Bội Châu hoạ vần.
Nguồn: Hàn Mặc Tử trong riêng tư, Nguyễn Bá Tín, NXB Hội Nhà Văn, 1994