Tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 tại Tuy Phước, tỉnh Bình Định cũ, nơi cha là Ngô Xuân Thọ vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu sau ra Hà Nội học, 1938-1940 ông và Huy Cận ở gác 40 Hàng Than. Ông tốt nghiệp kỹ sư canh nông năm 1943. Ông mất ngày 18 tháng 12 năm 1985.
Xuân Diệu viết nhiều, có khoảng 450 bài thơ. Một số lớn chưa được xuất bản. Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983); truyện ngắn Phấn thông vàng (1939); và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca. Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong Thơ thơ, pha lẫn chút vị đắng cay trong Gửi hương cho gió. Nhiều câu nhiều bài chịu ảnh hưởng từ thi ca lãng mạn Pháp.
Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn chomình một tôn chỉ: sống để yêu và phụng sự cho Tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và bằng việc hăm hở làm thơ tình! Xuân Diệu ví mình như một con chim bay hay hát: "Tôi réo rắt, chẳng qua Trời bắt vậy".
Trước kia Nguyễn Công Trứ nói:
Trời ban ta, đất trở ta Trời đất sinh ta, nguyên có ý. Thì quả vậy. Trời đất sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên xứ sở hữu tình này để ca hát về tình yêu - cái đề tài mà từ ngàn xưa người Việt Nam chúng ta đã say mê, giống như nhà sư nọ mê một cô nàng đội gạo:
Sư về sư ốm tương tư Ốm lăn ốm lóc cho sư chọc đầu Vì Xuân Diệu sống hết mình cho tình yêu cộng với tài thơ thiên phú, lại gặp buổi "gió Âu mưa Mĩ", những khát vọng yêu đương của trai gái được tháo cũi sổ lồng, cho nên trong thơ tình của Xuân Diệu có tiếng máu dồn mạnh trong huyết quản, có dòng nhựa sống tràn trề mãnh liệt của cả thế hệ đang vươn dậy.
Có những vần thơ được viết ra cách đây hơn nửa thế kỷ mà đến nay vẫn còn khiến chúng ta bàng hoàng vì sự mới mẻ và táo bạo của nó:
Với trăm ma, tôi hẹn những mười nguyền Những Tây Thi, Lộng Ngọc, những Điêu Thuyền. ... Hồn đông thế, tôi sợ gì cô độc ? Ma với nhau thì ôm ấp cùng nhau...
Cái "nhân bản yêu đương" trong thơ tình Xuân Diệu thật là nồng cháy và bền bỉ cho đến tận lúc nhà thơ của chúng ta nhắm mắt xuôi tay!
Nửa thể kỉ thơ tình Xuân Diệu là một quá trình khám phá không ngừng vào cái thế giới kì diệu của tình yêu.
Phát hiện đắt nhất của Xuân Diệu chính là sự khẳng định rằng: cây tình yêu giữa cuộc đời thực, sẽ mãi mãi xanh tươi, còn những thứ "tình" được nặn ra từ lí trí khô cứng hoặc từ mộng mị sẽ tàn lụi, xám xịt!
Và quả là như vậy. Xuân Diệu không còn nữa nhưng cây tình yêu trên mảnh đất này có hư hao đi chút nào màu xanh muôn thuở ? Trong khi nhà thơ, ở một cõi khác, có thể đang ôm ấp những hồn ma xinh đẹp nào đó, thì ở trên thế giới này, những chàng trai, những cô gái,những cặp tình nhân, những cặp vợ chồng vẫn đang sống,đang cảm xúc, và hưởng thụ tình yêu sống động và bất tuyệt!
Vì em, thơ tạo nên lời, Lại vì em, giữa đêm ngồi chép thơ, Nâng niu như cậu học trò Lòng son non trắng, thơm tho tâm tình. Tuy là thơ tặng em anh Nhưng chung một cội với tình người ta. Ước muôn đôi lứa gần xa Ngày xuân hái lộc cùng hoa trong này.
Từ xa bờ cỏ đường quê Từ xa cây duối từng che đôi đầu; Từ xa nhà nhỏ thân nhau Mía ăn trên chõng, trăng đầu ngọn tre; Từ xa sáng sớm sương che, Chiếc thau rửa mặt, tách chè còn thơm; Từ xa sương đổ chiều hôm, Ánh đèn thân mật, bữa cơm lành hiền: Kể từ cái phút xa em, Chân đi một bước vương nghìn dây tơ. Bứt đi mà bước, mà xa, Bỗng nghe lòng buộc như là chưa đi! Từ xa giọng nói thầm thì, Khiến cho trăng bạc mây chì lắng im Từ xa tiếng đập trái tim Băng qua lồng ngực, đôi chim sum vầy, Từ xa thân quí đôi tay, Từ xa mắt thắm như ngày cùng đêm. Biết làm sao được thấy em, Những giờ vàng ngọc, mong tìm đâu ra. - Xa chi sông núi mà xa! Lòng anh máu quyện chan hoà bên em.