Lý Thừa Ân nguyên danh là Từ Thừa Ân, là hậu dệ của khai quốc công thần Lý Tích, đời đời mang danh hiệu Anh quốc công.
Lý gia là dòng dõi trung lương, đời đời đều nguyện trung thành với Đại Đường, thời trước Anh quốc công Lý Tích giỏi về dụng binh, sử sách ca ngợi hắn là "Lâm địch ứng biến, hành động hợp thời cơ" . Mà đời thứ ba Anh quốc công Lý Kính Nghiệp càng làm vang danh họ Lý, khởi binh kháng Chu, nhưng quả bất địch chúng, chịu khổ diệt tộc, chỉ có chi phụ của Lý Thừa Ân được bọn gia tướng liều mạng bảo vệ, tránh cho khỏi chết.
Lý Thừa Ân là một người giỏi về mưu lược, giỏi về tâm kế, quy định của Thiên Sách Phủ phủ chính là do Lý Thừa Ân định ra, Thương thuật không ai bì kịp, được xưng là "Một thống lĩnh mạnh nhất Thiên Sách phủ từ trước tới nay", bản thân hắn mang sắc thái truyền kỳ.
Lý Thừa Ân từ nhỏ đã mất song thân, được tỷ tỷ cùng tỷ phu dưỡng dục lớn lên. Bởi gia cảnh không giàu sang gì, cho nên từ nhỏ đã phải ra ngoài làm việc cho người ta lấy tiền trợ giúp gia đình. Lúc mười bảy tuổi, hắn và một nữ giúp việc ở một tiệm bán quần áo mến nhau, kết quả làm cho đối phương mang thai, Lý Thừa Ân bị đuổi, không thể làm gì khác hơn là trở về nhà đổi nghề bán thuốc trị thương. Được tỷ phu giới thiệu với Phó đô thống Thiên Sách Phủ Tần Di Nham, sau khi chứng minh thân phận, hắn bắt đầu theo con đường binh nghiệp.
Có lẽ là thuở nhỏ đã mất song thân, cho nên hắn thường có tâm lý thích những cô gái lớn tuổi, Lý Thừa Ân tuy rằng không còn liên hệ với người yêu trong mối tình đầu, nhưng trong lòng không sao quên được. Lúc tiến nhập Thiên Sách, tỷ phu tìm cho hắn một đối tượng, giục hắn mau nhanh thành gia, nhưng đều bị hắn lấy lý do thời buổi chính trị hiện nay rối loạn mà uyển chuyển cự tuyệt, sau đó ngay cả Tần Di Nham cũng khuyên hắn mau lấy vợ, Lý Thừa Ân không thể làm gì khác hơn là dùng phương thức đính hôn để kéo dài thời gian. Nhưng mà bản thân hắn đã có danh tiếng phogn lưu ở Thất Tú phường, đồng thời còn nói "muốn nữ nhân nhưng không muốn lấy vợ".
Ban đầu Lý Thừa Ân vốn cho rằng tính mệnh hắn có thể mất bất cứ lúc nào, thuở nhỏ đã trải qua năm tháng cô nhi nên không muốn mang lại bi kịch cho bất cứ ai, cho nên mới lựa chọn con đường này. Loại ý nghĩ này đúng là một dị số trong thời đại bấy giờ.
Khi loạn An Lộc Sơn kéo tới Trường An, Lý Thừa Ân vẫn đảm nhiệm chức hộ vệ bên cạnh Huyền Tông Lý Long Cơ, nhưng khi đại quân An Lộc Sơn vây công thành trì, Lý Long Cơ không cho Lý Thừa Ân đánh trận, hạ lệnh bảo hắn dẫn mình về Thành Đô, không muốn làm chuyện hi sinh phí công vô ích.
2. Tần Di Nham
Thế lực: Thiên Sách Phủ
Chức vị: Phó Thống lĩnh Thiên Sách phủ
Giới thiệu sơ lược:
Tần Di Nham và Lý Thừa Ân cũng xuất thân trong dòng dõi tướng môn, thừa kế chức Hồ Quốc công. Tổ tiên là người tiếng tăm lừng lẫy, được xưng là: chuyên gia tỷ thí, sức mạnh vô cùng, thần quyền thái bảo, đại tướng song giản, giản đánh sơn đông lục phủ, ngựa đạp Tần Quỳnh bên bờ Hoàng Hà. Võ lâm nhân sĩ thường nghiêm khắc phê phán Thiên Sách Phủ lãnh khốc vô tình, nhất là Tần Di Nham bị bôi đen tới mức tàn bạo, nhưng cũng có người nói Phó thống lĩnh Tần Di Nham là người thích trẻ con, thường hay chơi đùa với chúng, bởi vậy có thể thấy được anh hùng không mất đi tâm tư khí khái!
Từ khi Tần Di Nham có được Song Giản gia truyền, không có mấy ai thấy được võ công của hắn, nhưng mà hắn cũng không phải chỉ có hư danh.
Sau lần đầu tiên vây công Ác Nhân cốc, Tần Di Nham đã từng gặp mặt nói chuyện với Vương Di Phong, Vương Di Phong nói tới tình thế võ lâm, cùng bản luận về bản ác của con người, sau khi Tần Di Nham rời đi không lâu, hắn có viết một phong thơ cho Vương Di Phong, trong đó có đoạn: "Ta rất ước ao có được cách nghĩ như ngươi, nếu như ta là người của Ác Nhân cốc, có lẽ sẽ đồng tình với cách nhìn đó..."
Nói một cách khác, Tần Di Nham hối hận, hắn cảm khái lúc mình nhận biết được thời thế thì đã quá muộn.
3. Chu Kiếm Thu
Thế lực: Thiên Sách Phủ
Chức vị: Mưu sĩ Thiên Sách Phủ
Giới thiệu sơ lược:
Chu Kiếm Thu ban đầu là chủ bộ văn học quán, sau đó được Lý Thừa Ân nhìn trúng tuyển vào Thiên Sách Phủ, nhậm chức Lục Sự tham quân, quản sự vụ lớn nhỏ trong lý Thiên Sách Phủ. Hắn vốn là chắt trai 10 đời của Gia Cát Lượng, trí mưu cực cao, trên giang hồ truyền lưu câu nói "Thiên hạ tam trí, duy tốn nhất thu", "nhất thu" ở đây chính là hắn. Chu Kiếm Thu ở dân gian có danh hiệu là "Tiểu Gia Cát", chuyên giải quyết những vấn đề khó khăn cho bách tính, là người hiệp nghĩa, cho dù ở trên giang hồ hay quan trường đều có danh tiếng tốt.
4. Dương Trữ
Thế lực: Thiên Sách Phủ
Chức vị: Tổng giáo đầu Thiên Sách Phủ
Giới thiệu sơ lược:
Dương Trữ làm tổng giáo đầu Thiên Sách Phủ từ khi còn rất trẻ, bởi thiên tư thông minh, được Thống lĩnh một lòng dạy dỗ, khiến cho thương thuật của hắn ngày càng trở nên tinh nhuệ, là môn hạ nhỏ tuổi nhất trong Thiên Sách phủ, nhưng lại là thiên tài được chân truyền võ thuật của Thống lĩnh, về sau có danh xưng đệ nhất cao thủ Thiên Sách phủ. Nhưng mà bề ngoài và cá tính của hắn lại trái ngược, giống như một đứa trẻ con ngây thơ lãng mạn, không có hứng thú đối với nữ nhân, quyền mưu, trái lại thích trêu chọc trẻ con.
Lý Thừa Ân coi hắn như em trai mình, vô cùng chiếu cố.
Dương Trữ thiên về đâm chọc, thương pháp của hắn không chỉ uy mãnh mà còn rất lợi hại, tứ đại pháp vương của Minh giáo vì thua hắn mà chết. Hắn thường dùng thương pháp là "Tật Phong Đột", các động tác liên hoàn được thi triển trong nháy mắt, thường thì đối phương sẽ chết trong thương pháp này. Nhưng mà chỗ lợi hại thực sự của Dương Trữ là khi lâm đại địch vẫn bình tĩnh nói cười như không, lúc truy kích bị trúng mai phục vẫn có thể ung dung ngủ ngon lành, một khi xuất kích, quyết không lưu tình, lấy tốc độ cực nhanh tạo thành một kích trí mạng cho đối phương.
Năm Đường Tiên Thiên, Huyền Tông kế vị, tuyên bố Minh giáo là tổ chức phi pháp. Năm 27 Khai Nguyên, "sự kiện Quang Minh tự" bùng nổ, Thiên Sách Phủ và Minh giáo triển khai quyết chiến ở Quang Minh Tự của Trường An. Trong lần này, Dương Trữ đại hiển thần uy, đại chiến hộ pháp Minh giáo, thương giết Pháp vương, cái danh hiệu "Thiên thương" từ đó về sau danh chấn thiên hạ.